![]() |
Nhạc sĩ Hoài Phương tham gia với vai trò khách mời trong chương trình. |
Chứng kiến sự lăn xả của Việt Hương trong chương trình, nhạc sĩ Hoài Phương lo lắng và luôn gọi điện hỏi han bà xã.
Trong tập đặc biệt của Cơ hội đổi đời phát sóng vừa qua, nghệ sĩ Việt Hương quyết định tặng chiếc xe cứu thương trị giá 1,7 tỷ đồng cho ông Đoàn Ngọc Hải. Việt Hương chia sẻ đây là quyết định riêng của mình và chưa hỏi qua ý kiến của ông xã, tiền cũng sẽ được trích trong tài khoản chung của hai vợ chồng nên rất nhiều khán giả tò mò về phản ứng của chồng nữ nghệ sĩ.
![]() |
Hoài Phương và Việt Hương khá tình cảm trên sóng trước Stefan Nguyễn Tuấn Tú, Minh Dự và MC Đại Nghĩa. |
Nói về vấn đề này, nhạc sĩ Hoài Phương bày tỏ: “Lúc nghe Việt Hương tặng chiếc xe 1,7 tỷ cho anh Đoàn Ngọc Hải, tôi sững sờ luôn vì thực ra Hương chưa có nói ý định đó cho mình”. Tuy nhiên, nam nhạc sĩ không quá bất ngờ vì rất hiểu tính cách và sự quyết đoán của vợ khi thực hiện một việc làm ý nghĩa cho ông Đoàn Ngọc Hải và cộng đồng.
Nhạc sĩ Hoài Phương nhắn gửi Việt Hương:
Nghệ sĩ Việt Hương chia sẻ trên trang cá nhân rằng đây mới chỉ là 1/3 chặng đường cho đến ngày chiếc xe được vận chuyển về Việt Nam, trao đến tay ông Hải.
![]() |
Hoài Phương, Stefan Nguyễn Tuấn Tú, Minh Dự và MC xúc động trước câu chuyện của cô Lưu Thị Huế. |
Trong tập mới phát sóng, nhạc sĩ Hoài Phương cùng góp sức với Minh Dự và Stefan Nguyễn giúp đỡ cho gia đình cô Lưu Thị Huế 54 tuổi ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Bố mẹ mất sớm, cô Huế phải gồng gánh nuôi 3 đứa em cho tới khi các em kết hôn.
Cô Huế hiện đang sống với người chồng tàn tật và 3 con trai, gia đình rất khó khăn khi mọi gánh nặng đều đổ lên vai cô. Chồng cô bị mất khả năng vận động trong một lần bị cây đổ trúng người. Ngôi nhà cô Huế đang ở cũng đã xuống cấp nghiêm trọng. Số tiền ít ỏi từ việc bắt ốc, hái rau chỉ giúp cô Huế và gia đình cầm cự qua ngày, chưa có khả năng trả được số nợ 15 triệu đồng.
Thử thách của nhạc sĩ Hoài Phương là tìm 1 người và thổi 3 bài hát bằng kèn saxophone để đoán tên bài hát. Sau khi hoàn thành thử thách này, cả 2 di chuyển đến khu vui chơi 30 kỳ quan ở Hồ Đa Thiện để thực hiện thử thách vượt chướng ngại vật. Ông xã Việt Hương khá căng thẳng với những thử thách như đi cầu thang gỗ trên không, đu dây. Đứng phía dưới chứng kiến, MC Việt Hương hét lên trấn an: “Từ từ nha anh ơi, an toàn là trên hết. Hết tiền em bù nha anh”. Nhạc sĩ Hoài Phương mang về hơn 17 triệu đồng nhờ màn đu dây trên không đẹp mắt.
Kết thúc 4 thử thách, nhạc sĩ Hoài Phương, Minh Dự, Stefan Nguyễn Tuấn Tú đã hợp sức mang về được gần 80 triệu đồng.
Diệp Toàn
Đan Trường và Nam Thư tham gia chương trình Cơ hội đổi đời để giúp gia đình nghèo xóa nợ. Trong chương trình, Việt Hương và Đan Trường đã nhớ lại những kỷ niệm khi cùng đi diễn với nhau lúc còn trẻ.
" alt=""/>Chồng Việt Hương sững sờ khi vợ tặng xe cứu thương 1,7 tỷ cho ông Đoàn Ngọc HảiCảnh dễ thấy ở Việt Nam khi có va chạm giữa xe máy và ô tô dẫn đến thiệt hại là anh lái ô tô sẽ bị những người xung quanh quây lại bắt đền, đúng sai không cần biết. Nếu chẳng may người đi xe máy thiệt mạng hay bị thương nặng thì đó là đại hạn với cả chủ ô tô, kể cả khi không có lỗi.
Chiếc ô tô – trong nhiều trường hợp là “cần câu cơm” - bị tạm giữ để điều tra, còn người sẽ bị quấy quả đủ vành đủ vẻ, cuối cùng phải tốn một số tiền lớn để gia đình người đi “xe bé” rút đơn bãi nại. Dù không sai, họ cũng “thấm nhuần” một điều: Chờ được vạ thì má đã sưng, bỏ ra vài chục triệu đồng để lấy xe về làm ăn còn hơn dây dưa mãi mà rốt cục vẫn tốn kém. Bên “xe bé” cũng biết rõ mình nắm đằng chuôi nên luôn luôn thắng thế.
Điều luật khiến “xe lớn” luôn bị bắt nạt nằm trong Bộ luật Dân sự 2015: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc trong trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết…
Dù bộ luật vẫn có điều khoản khác để ngăn chuyện cố tình gây lỗi (“Bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra” – điều 585) nhưng cách hiểu và vận dụng khác nhau của người thực thi pháp luật vẫn khiến “xe lớn” phải chịu thiệt.
Điều gì khiến thực trạng vô lý này vẫn tồn tại bao năm qua? Sự duy tình, cảm tính của người Việt? Thói kỳ thị đối với người giàu (vì người đi xe to được mặc định là giàu hơn, có điều kiện để nộp phạt, bồi thường, hỗ trợ)? Sự hoang dã, mông muội trong tư duy về pháp luật, chỉ xét chuyện xe lớn, xe bé thay vì ai đúng, ai sai? Những điều trên có thể đúng với một bộ phận người dân, và việc thay đổi nhận thức của họ không thể một sớm một chiều. Điều quan trọng, cấp thiết là người thực thi pháp luật không được mơ hồ, các điều luật cũng không được mơ hồ, dẫn đến nguy cơ bị vận dụng khác nhau, mà như đã nói trên, thường đi theo hướng “ăn vạ” xe lớn.
Gặp những trường hợp như vậy, người dân không khỏi băn khoăn tự hỏi, pháp luật bảo vệ người đúng hay bảo vệ xe bé? Rõ ràng tư duy xe lớn phải bồi thường xe bé mặc nhiên đẩy xe lớn vào thế yếu, luôn bị nắm thóp và bắt nạt. Còn xe bé “được chiều hư”, biết mình được ưu tiên bảo vệ nên mặc sức nghênh ngang lấn làn, đi ngược chiều, đi vào đường cấm, yên chí rằng “nó phải tránh mình, nếu đâm phải mình thì nó chết”. Hậu quả là quá nhiều vụ tai nạn thảm khốc xảy ra, người đi sai thiệt mạng, người không sai cũng chịu bao thống khổ.
Luật pháp không thể cảm tính như các bà mẹ hay thiên vị. Nhiều bà mẹ luôn bắt đứa con giỏi giang, khỏe mạnh hơn chịu thiệt để o bế, bênh vực đứa con kém cỏi, yếu đuối hơn, dù nó hư hỏng, với lý lẽ “con sống tốt hơn nên hãy nhường em một tí”. Còn pháp luật phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các công dân. Trong câu chuyện giao thông, chuyện xe lớn phải bồi thường xe bé là không công bằng, không đúng với tinh thần thượng tôn pháp luật.
Đó là chưa kể, việc để xe bé chủ quan, ỷ được bảo vệ nên không cần tuân thủ luật pháp, dẫn đến hành vi hại mình, hại người, xét cho cùng là phản nhân văn. Khi tư duy xe lớn bồi thường xe bé ăn sâu vào cách thực thi pháp luật thì rất dễ biến pháp luật thành luật rừng.
Theo VTCNews
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Tư duy xe lớn bồi thường xe bé dễ biến pháp luật thành luật rừngNói về lí do chọn cách phục vụ này, bà Ba chia sẻ: “Tôi bán hủ tiếu hơn 20 năm rồi, trước đây cũng bán dưới đất như bao quán khác.
Đợt đỉnh điểm dịch bệnh Covid-19, tôi vẫn nấu hủ tiếu bán cho bà con trong xóm ăn. Khi đó do hạn chế tiếp xúc nên tôi nấu trên nhà rồi thả dây xuống cho khách.
Thấy mọi người ủng hộ cách này lại hạn chế đi lên đi xuống cầu thang nên tôi duy trì đến bây giờ luôn”.
Bà Ba “thiết kế” một chiếc khay nhựa rộng đủ chứa 2 tô hủ tiếu đầy ắp thịt. Phía dưới khay, chủ quán lót thêm 2 chiếc khăn dày dặn, cố định tô hủ tiếu.
Khi khách hàng đến, họ chỉ cần gọi to phần ăn mình muốn. Sau đó, bà Ba ở tầng trên sẽ thả khay hủ tiếu xuống cho khách. Việc giao món và tính tiền đều được “giao dịch” qua chiếc khay nhựa, chỉ có dọn dẹp là được giao cho con trai của bà phụ trách.
Khách hàng của bà chủ yếu là người quen trong xóm hoặc tiểu thương, người đi chợ Trần Hữu Trang. Tới quán, họ chủ động đi kiếm ghế ngồi rồi gọi to món ăn. Nghe tiếng “order”, bà Ba sẽ ngó xuống dưới quan sát và đáp lại thân mật “ok con yêu” hoặc “con yêu ăn thịt hay xương”…
Thích thú với cách phục vụ mới lạ, bạn Quốc Anh (20 tuổi, TPHCM) bày tỏ: “Tôi thấy cách phục vụ hủ tiếu như này khá thú vị. Dù phải tự tay bê đồ ăn lại bàn nhưng tôi thấy đó là một trải nghiệm mới lạ”.
Trước đây, mỗi ngày, bà Ba chỉ bán được khoảng 30 tô từ 6h đến 15h. Gần đây, quán hủ tiếu “thả dây” được nhiều người biết đến, khách vãng lai tăng lên nhanh chóng. Nhờ lượng khách tăng vọt, mỗi ngày, bà bán được khoảng 60 tô.
Những vị khách lần đầu đến ăn, loay hoay không biết ngồi ở đâu thì được hàng xóm của bà Ba tận tình hướng dẫn. Họ nói, "dì Ba" dễ thương, thân thiện cho nên mọi người yêu quý, giúp đỡ.
Hương vị gia truyền đặc biệt
Bà Ba là người gốc Trà Vinh lên TPHCM từ năm 1992 nên hủ tiếu vẫn có hương vị đặc trưng, đậm vị miền Tây. Nếu tính từ đời ba của bà thì công thức gia truyền này đã được hơn 50 năm.
Hủ tiếu “thả dây” của bà Ba chỉ có thịt và xương heo, không có tim, gan hay bò viên như các quán khác. Khi ăn, khách có thể cho thêm chút chanh và sa tế vào tô hủ tiếu để ăn cùng.
Chủ quán tiết lộ: “Mỗi ngày, tôi dậy từ 3h sáng đi chợ kế bên mua thịt, xương chất lượng nhất rồi về hầm nước dùng. Muốn hủ tiếu ngon thì quan trọng ở nước lèo, hầm kỹ đủ thời lượng thì mới đạt chuẩn chứ có gì đặc biệt đâu”.
Một tô hủ tiếu đầy ắp thịt đồng giá 30.000 đồng làm ai cũng ngạc nhiên. “Tuổi này rồi bán buôn cho vui chứ cần gì lời nhiều. Hoạt động tay chân cho khỏe người, cứ ngồi một chỗ tôi cũng khó chịu lắm”, bà Ba cho hay.
Ngoài món chính, bà Ba còn có bánh canh, nui nhưng có lẽ hủ tiếu ở đây vẫn là món hút khách nhất. Sợi hủ tiếu dai, nước hầm xương có độ ngọt thanh, thịt tươi mềm, hành phi tự làm...
Dẫu tuổi đã cao, làm việc từ sáng sớm đến tối nhưng bà Ba vẫn tràn đầy năng lượng, thường xuyên trò chuyện thân mật với khách.
Người phụ nữ 70 tuổi thú nhận đôi khi cũng phải nói to thì khách mới nghe thấy. Do những lúc đông, bàn ghế trải dài ra tận đầu ngõ nên bà Ba bất đắc dĩ phải nói lớn tiếng. Song, chưa một vị khách nào cảm thấy khó chịu mà ngược lại rất vui vẻ với chủ quán.
“Tuần nào tôi cũng ăn ở đây khoảng 3 - 4 lần. Tôi ăn hủ tiếu ở đây cũng được chừng một năm, từ hồi quán chưa được quá nhiều người biết đến. Hủ tiếu của dì Ba không dùng bột ngọt nên ăn vừa miệng. Tôi cũng hay rủ đồng nghiệp ra đây ăn trưa”, anh Minh Khương (30 tuổi) chia sẻ.
Là hàng xóm chung hẻm 76A Trần Hữu Trang với "dì Ba", bà Mười cho hay: “Người dân trong hẻm này rất mê món hủ tiếu khô của bà Ba. Tôi ăn ở đây từ lúc quán nấu bán dưới đất, tới giờ bán thả dây cũng vẫn còn ăn”.